Thứ Hai, 23 tháng 6, 2014

Những điều cần biết trước khi nuôi Hamster

Có một số quan niệm cho rằng hamster là loại động vật nhỏ và chỉ cần 1 diện tích nhỏ là sinh sống, quan niệm này là sai. Vì ngoài tự nhiên, vào buổi tối hamster có thể di chuyển đến 8 dặm. Vì vậy việc có 1 cái wheel là rất quan trọng, nó sẽ giúp cho hams của bạn “thoản mãn” được nhu cầu di chuyển cũng như tập thể dục. Có 1 nghiên cứu cho thấy rằng hams cần có 1 diện tích đi lại là 1m vuông để có thể cung cấp đủ choc ho pé của bạn thực hiện một số sinh hoạt riêng như làm ổ, giấu thức ăn, vệ sinh…Nhưng việc có dc diện tích là 1m vuông để nuôi hams thì mình thấy có thể đó khó vs các nhưng nếu có dc thì điều này sẽ tốt cho hams của bạn. Ngoài ra việc che đậy chuồng nuôi cũng cần phải dc quan tâm đến, vì nếu bạn che đậy quá kín sẽ dẫn đến lượng ammoniac từ nước tiểu của pé thải ra nhiều sẽ gây ra một số bệnh về dg` hô hấp. Và bạn cũng nên dọn chuồng khi chuồng đã bót mùi điều này sẽ giúp bạn hạn chế dc rất nhiều bệnh cho hams ( đặc biệt đối vs các bạn sử dũng mùn cưa làm lót chuồng vì mùn cưa ẩm sẽ dễ sinh ra nấm Aspergillis ).
nuoi hamster

Note: Aspergillis là loại nấm sinh ra bảo tử nấm Aspergillis khi hams bạn hít phải sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: bỏ ăn, bơ phờ, khó thở, thở khò khè, có máu trong nước tiểu, viêm da, tiêu chảy mãn tính. ( Loại này có màu trắng khi chết đi sẽ có màu đen)
Thức ăn
Thức ăn ở đây dc chia làm 2 loại:
+ Thức ăn trộn các loại hạt
+ Thức ăn nén sản xuất công nghiệp

Cả 2 loại trên điều có ưu và nhược điểm của nó.
Đầu tiền là thức ăn nén sản xuất công nghiệp: Loại thức ăn này đã dc nghiên cứu kỹ và sẽ cung cấp 1 lượng dinh dưỡng hợp lý cho hamster của bạn. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra sự nhàm chán cho hamster của bạn vì lúc nào cũng chỉ có 1 loại.
Kế đó là thức ăn trộn ( khá phổ biến): Nhước điểm của loại thức ăn là khó có thể cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho hamster của ( vì hamster có xu hướng lựa thứ mình thik để ăn) Nhưng bù lại nó lại làm cho khẩu phần ăn của hams bạn phong phú hơn. Ngoài ra, khi lựa chọn thức ăn bạn nên lựa chọn trên 1 số tiêu chí sau:
- Protein: 17-21% đối vs hamster trên 1 năm tuổi và 30-35% dối với hams dưới 1 năm tuổi or hams đang có thai sinh con or cho con bú. Đối với các bạn sử dụng thức ăn nén thì điều này dể bít vì trên vỏ bao bì có ghi còn đối vs các bạn dung thức ăn trộn thì các bạn có thể tăng giảm lượng protein bằng cách cho pé ăn them tàu hủ non, trứng, phô-mai…
- Chất béo: hàm lượng chất béo hợp lý nhất là 4-8% ( có nhiều trong hạt hướng dương, đậu phộng, hạt bí)
- Đường: hạn chế càng ít càng tốt có nhiều trong bắp, đậu hà lan, cà rốt và trái cây.
Note: Đa số các hams của chúng ta rất dễ bị bệnh tiểu đường và bệnh này sẽ dẫn đến những biến chấn khó lường như: đục thủy tinh thể,….
Trước đây có 1 số quan niệm cho rằng hạt hướng dương ăn nhiều sẽ gây hại cho hams của bạn vì nó có nhiều chất béo. Nhưng thực chất hạt hướng dương chứ nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe của hams, làm giảm cholesterol. Nhưng đừng thấy tốt mà cho pé ăn nhiều sẽ bị phản tác dụng đấy nhé.
Thịt, côn trùng: cũng là 1 nguồn cung cấp protein cho các bé của bạn ( trừ thịt heo nha) nhưng phải nấu chin cẩn thận và ko nêm gia vị nhé. Và có 1 số người nói cho hams ăn thịt về sau hams sẽ ăn thịt đồng loại điều này là sai hoàn toàn
Đọc tiếp

Cách huấn luyện và làm quen với hamster nhút nhát

Bế hamster là 1 trong những thú vui của việc nuôi hams, nhưng nếu bạn chưa thành công trong việc huấn luyện hamster thì bạn sẽ ko có nhiều may mắn trong việc bế 1 bé hams. Hamter nhiều khi có thể cắn, nhưng điều quan trọng nên nhớ là khi hams cắn có nghĩa là chúng đang sợ và bảo vệ chúng theo cách tốt nhất mà chúng biết. Nếu bạn bình tĩnh và nhẹ nhàng trong việc bế hams, và đôi khi hối lộ hams bằng những thứ đồ ăn chúng thích có thể dẫn đến thành công trong việc huấn luyện hams.

Những nguyên tắc cơ bản trong việc huấn luyện hamster:
Để ẵm và huấn luyện hams dễ hơn, sau đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản để bảo đảm hams của bạn không bị stress trước khi bạn bế bé :
- Khi bạn đem về nhà 1 bé hams mới, cho bé 1 tuần hoặc hơn để bé wen với chỗ ở mới và môi trường xung quanh trước khi bạn ẵm thường xuyên.
- Bảo đảm cho hams 1 chỗ ở tốt, đủ rộng và những thứ cần thiết khác để giảm thiểu stress.
- Đặt lồng hams của bạn ở nơi nào có người xung wanh, nhưng không bị làm phiền bởi quá nhiều tiếng ồn, bị quấy rầy bởi những vật nuôi khác, hoặc những sự phiền nhiễu khác (nhất là vào ban ngày, khi hams ngủ).
- Đừng làm phiền hoặc cố gắng ẵm hams vào lúc bé đang ngủ. Chỉ nên ẵm hams hoặc huấn luyện khi hams đã nhận thức được chỗ của chúng, đánh thức 1 bé hams khi bé đang ngủ chỉ làm cho bé trở nên cộc cằn và khó gần hơn.
Huấn luyện hams :
Việc huấn luyện cần có thời gian và kiên nhẫn. Đừng vội vàng và dành thời gian để hiểu bé hams của bạn và phản ứng theo những ám hiệu của bé. Điểm mấu chốt là tạo lòng tin ở bé hams, để bé có thể biết chắc là ko có gì phải sợ bạn cả. Nhớ rằng nếu bạn ép hams wá mức thì hams có thể bị stress, và điều đó sẽ làm hams khó tin bạn hơn. Phải chắc hams của bạn không bị stress bởi bất kì bước nào sau đây trước khi bạn làm bước tiếp theo :
- Bước 1 : cho hams của bạn thời gian để quen với môi trường mới. Dấu hiệu để biết là bé có thể tự nhiên ăn, uống hoặc chơi đùa với sự có mặt của bạn.
- Bước 2 : dành nhiều thời gian ngồi xung wanh lồng hams của bạn và nói chuyện với bé để bé wen giọng bạn. không biết phải nói gì? Hãy thử đọc 1 to cuốn sách hoặc hát cho bé.
- Bước 3 : Đút cho bé 1 vài thức ăn bé thích (hạt hướng dương, nho khô hoặc 1 vài loại trái cây khô khác) bằng tay. Bắt đầu đút cho bé wa những song chắn (nếu lồng ko có nhìu song chắn thì đút bé ở ngoài cửa lồng), và khi hams chạy đến chỗ thức ăn, thử đặt tay vào trong lồng, đừng đụng vào bé mà hãy để bé tự chạy đến khám phá tay bạn.
- Bước 4 : đặt thức ăn lên tay bạn để hams phải leo lên tay để lấy thức ăn, hoặc bé sẽ đặt lên để với lấy thức ăn. Một lần nữa, đừng cố thúc đẩy, hãy để bé hams đến với bạn.
- Bước 5 : Đặt thức ăn vào giữa lòng bàn tay để hams phải leo hẳn lên tay bạn để lấy thức ăn. Khi hams đã mạnh dạn làm việc này, hãy thử cúp tay lại và ẵm bé lên. Hams của bạn có thể nhảy xuống trong những lần đầu tiên nhưng hãy cứ nhẹ nhàng và bền bỉ để sau đó bé hams có thể nhận ra đc tay bạn là an toàn.
Thời gian để huấn luyện hams khác nhau, tùy theo độ tuổi và tính cách của bé hams. Bé có thể nhanh chóng chấp nhận được bế lên hoặc có thể mất đến cả tháng hoặc hơn.
Bế hams như thế nào:
Cách tốt nhất là bạn khum tay lại và tay kia thì để sau lưng bé đề phòng khi bé nhảy khỏi tay bạn (nhìu khi có thể bị thương). Đặc biệt là lần đầu tiên, nên giữ bé ở trong lòng bạn hoặc trên những bề mặt mềm, an toàn khi bé té hoặc nhảy xuống. Khi thấy bé thoải mái hơn thì hãy để bé bò từ tay này wa tay kia hoặc bò lên cả cánh tay. Bạn cũng có thể tiếp tục cho bé ăn, mặc dù lúc này bé có thể ko thích ăn khi xung wanh có nhìu thứ thú vị hơn để khám phá.
Có thể sẽ có nhiều lúc bạn cần phải bế hams ngay cả khi bé chưa được huấn luyện, nhất là khi bạn cần dọn lồng. Nếu vậy thì bạn hãy dùng 1 cái cốc (hoặc 1 ống chui = giấy bịt kín 1 đầu) đặt trước mặt bé hams, từ từ dồn bé vào trong cốc. Vài bé tò mò sẽ tự chui vào cốc ngay lập tức.
Bao tay hoặc khăn mỏng cũng có thể dùng nếu bạn phải bế 1 bé hams hay cắn và khi dùng cốc ko đc. Vấn đề là điều này có thể gây stress cho bé và bé sẽ chống lại việc bế nhiều hơn nữa. Nếu bắt buộc phải dùng cách này thì bạn nên cố gắng càng nhẹ nhàng càng tốt.
Tip: nếu bạn cần dọn lồng của bé chưa được huấn luyện, hoặc muốn cho bé hams ra khỏi lồng để exercise, hãy dùng bồn tắm sạch và khô. Bảo đảm ống dẫn nước đã được bịt kín, và đóng cửa phòng tắm, bồn toilet (để đề phòng nếu hams của bạn là 1 bé “super jumper” nhưng thường thì bé ko ra khỏi cái bồn tắm đc). Đặt lồng hams vào trong bồn, mở cửa lồng và để hams của bạn chui ra khám phá (cách này không áp dụng được nếu bạn nuôi bằng hồ kiếng). Dùng thức ăn để dụ bé ra nếu cần thiết. Khi bé đã ra ngoài, lấy lồng ra khỏi bồn và lau dọn, sau đó đặt lồng vô lại, mở cửa lồng, dùng thức ăn dụ bé chui vào.
Một vài ng thích ngồi vào bồn tắm với bé để bé wen sự có mặt của họ.
Đọc tiếp

Những đặc điểm sinh lý của chuột Hamster

Hamster là một trong những vật nuôi xinh xắn, dễ thương, hiện nay được các bạn trẻ 8x, 9x đặc biệt quan tâm xem như những người bạn thân thiết xả stress sau các giờ học căng thẳng. Tác giả xin được hỗ trợ chút kiến thức cơ bản về ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ HỌC CỦA HAMSTER, giúp các bạn hiểu và chăm sóc các bé hamster được khỏe mạnh và vui vẻ.
dac diem sinh ly cua hamster

1. Sơ sinh :
- Có răng ngay, chưa mở mắt, không dựng tai, chưa có lông.
- Dựng tai sau 4- 5 ngày, mở mắt 15 ngày.
- Ăn được hạt cứng sau 7- 10 ngày.
- Cai sữa 21- 28 ngày.
2. Các thông số sinh lý:
- Cân nặng: đực trưởng thành 85- 140 gam, cái 95-120 gam
- Tuổi thọ trung bình 2 năm, cao nhất : 3 năm.
- Số nhiễm sắc thể ( Chromosome ) : 44
- Nhu cầu nước tiêu thụ : 30 ml/ngày
- Thức ăn cho Syrian ham trưởng thành : 10- 15 gam/ ngày
- Thân nhiệt đo ở trực tràng: 36,2- 37,5oC
- Nhịp tim : 280- 412 lần /phút.
- Nhịp thở trung bình 74 ( dao động cho phép 33- 127 lần/ phút).

3. Sinh sản:
- Tuổi phát dục, giao phối đực 6-8 tuần ( 90 gam); cái 6-8 tuần ( 90- 100 gam).
- Thời gian động dục con cái : 4 ngày, rụng trứng sau 6- 8 giờ.
- Chu kỳ động dục cách nhau 15- 18 ngày.
- Số lượng con một lần sinh: 4- 12 con.
- Trọng lượng sơ sinh : 2- 3 gam.
- Cai sữa 21 ngày ( 35- 40 gam).
- Tuổi kết thúc sinh sản : 14 tháng.
- Mẹ không động dục trong thời gian cho con bú.
4. Chuồng, lồng và điều kiện thích hợp:
- Chuồng, lồng : Nhựa cứng có khả năng chống khoét phá chạy mất.
- Diện tích nuôi Hamster < 60gm: 35 cm2, Hamster > 60gm: 35-45 cm2, Một ổ chuột đẻ 40 cm2.
- Đệm lót chuồng ổ: mùn cưa gỗ, vỏ hạt ngũ cốc… khô, sạch, tránh hấp dẫn côn trùng : dán, kiến… Lót ổ đẻ cho chuột mang thá bằng giấy mềm cắt nhỏ.
- Thay lót, vệ sinh chuồng: 1-2 lần /tuần. Mùa khô sạch có thể 2 tuần/lần.
- Nhiệt độ, độ ẩm: Trưởng thành 16-20oC, Ấm hơn khi chuột giao phối : 18- 22oC. Độ ẩm thích hợp phòng tránh nấm, viêm phổi và ký sinh trùng ngoài da: 40-60%.
5. Cho ăn:
- Nhu cầu chất dinh dưỡng:
Protein 18- 24% trong khẩu phần ăn. Hạt đỗ tương có hàm lượng protein cao và tốt hơn cho ăn cá.
Glucid : Cấp năng lượng hoạt động và dự trữ glucose và các hydrat Carbon. Hạt ngũ cốc có lượng tinh bột cao, tỷ lệ 30- 40%.
Khoáng chất và các nguyên tố vi lượng : Hamster có nhu cầu Kẽm, đồng, Kali cao hơn các loài chuột khác.
- Không nên để thức ăn hạt vào khay thép có thành đứng, để rải vào nền phẳng, vì hamster gặm hai chiều nên dễ gãy vỡ răng khi gặm vào thành khay.
- Cung cấp đầy đủ và liên tục nước sạch, tốt nhất qua bình có vòi bi bằng thép không rỉ, tránh ướt, ẩm chuồng nuôi.
6. Dùng thuốc phòng trị bệnh:
- Hiện chưa có vaccine gì tiêm chủng phòng bệnh .
- Tuyệt đối thận trọng khi dùng các loại kháng sinh trị khuẩn Gr+ điều trị bệnh cho hamster. Dùng thuốc phải có chỉ định của các bác sỹ thú y
Đọc tiếp

Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất

Thường thì ta có thể phân biệt giới tính của hamster khá sớm ki chúng mới được vài ngày tuổi bằng cách dựa vào hai hang núm vú của con cái khi lông chưa che phủ chúng. Tuy nhiên thời điểm sớm và thích hợp nhất để xem giới tính của hamster là vào khoảng hai tuần tuổi. Để xem giới tính của nó bạn cần phải lật ngữa hamster ra và quan sát bộ phận sinh dục của nó.
Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất

Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất

Ở đây Male là giống đực, Female là gống cái.




Nhìn vào bộ phận sinh dục ta có thể dể dàng nhìn thấy 2 lổ nhỏ, lỗ hậu môn nằm dưới ở gần đuôi và trên là lổ chứa bộ phận sinh dục. Khoảng cách giữa hai lỗ nay của con đực khoảng 1~2cm còn ở con cái thì gần như chúng nằm sát nhau. Đến khoãng 1 tháng tuổi thì giới tính có thể phân biệt rất rỏ ràng, lúc này tinh hoàn của Syrian đực bắt đầu lộ rỏ và có thể dể dàng nhìn thấy. Còn Dwarf thì nhỏ hơn và có thể thường nằm dưới da nên khó thấy rỏ hơn nhưng chúng lại có tuyến xạ hương nằm ngay giữa bụng, con cái không có tuyến này. Hamster cái có hai hàng núm vú nằm dưới bụng. Sau đây là một số hình ảnh minh họa rỏ ràng :


Syrian Hamster :

Syrian hamster đực



Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất


Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất




Syrian hamster cái :



Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất


Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất


Dwarf Hamter :

Dwarf hamster đực :



Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất
Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất

Dwarf hamster cái :



Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất
Cách phân biệt giới tính của hamster chi tiết nhất


Roborovski Hamster :  Đồi với robo cũng tương tự như trên rất dễ phân biệt.
Đọc tiếp

Những kinh nghiệm nên biết trước khi nuôi chuột hamster



Hamster không phải bọ, không phải chuột lang, hamster nhỏ bé nằm gọn trong lòng bàn tay,sạch sẽ,đáng yêu,thông minh và giá đắt gấp nhiều lần 2 loài kia.Hamster không truyền bệnh gì cho người,chỉ có người truyền bệnh cho hamster,không như bọ hay chuột.Xin đừng so sánh hamster với mấy loại đó mà tội nghiệp em nó
Nếu bạn muốn nuôi hamster,hãy contact với mình để mua được hamster và phụ kiện với giá tốt nhất nhé!Những thứ này bạn mua rất dễ bị chặt chém nếu không có kinh nghiệm@

Bạn không thể nuôi hamster nếu bạn không thật lòng yêu quý chúng.Hamster chỉ phát triển tốt nếu chủ nó có lòng yêu thương thật sự.Nên nếu bạn muốn nuôi theo trào lưu,đừng nghĩ đến hamster,bạn sẽ làm chúng chết ngay thôi!
Những kinh nghiệm nên biết trước khi nuôi chuột hamster
Những kinh nghiệm nên biết trước khi nuôi chuột hamster


I.Chuẩn bị về tài chính:
Bạn hãy chắc rằng bạn có đủ tài chính để đầu tư nuôi hamster
-1 bé hamster có giá từ 70>500k là vừa đẹp,nhưng tốt nhất bạn nên nuôi 1 cặp để bé không buồn
-1 chuồng,tối cần thiết để nuôi hams,giá chuồng tùy lớn nhỏ và nhãn hiệu có thể có giá từ 90>120k,nếu túi tiền không cho phép,hãy chọn mua 1 thùng nhựa to có nắp,về chịu khó khoét nhiều lỗ nhỏ trên nắp là bạn đã có 1 cái chuồng thích hợp rồi (giá khoảng 30>50k)
-1 bình nước dành cho hamster từ 30>60k tùy kích cỡ,bạn có thể thay bằng bông gòn thấm nước đặt trong khay nhỏ cho hamster uống,tuy nhiên nó chỉ thích hợp với những bé hơi nhỏ,chứ những bé lớn nó vẫn thích uống bình hơn
-1 bịch mùn cưa,hiện giờ có loại bình thường và loại có hương thơm,lưu ý nên dùng mùn cưa tại các petshop,không tự tiện ra tiệm mộc cạnh nhà mà gom về,mùn cưa sắt sẽ làm hams đau và ảnh hưởng đến sự phát triển của lông hams+mùi khó chịu,giá từ 24>60k 1 kí tùy thương hiệu và loại có mùi hay không mùi,dùng được trong khoảng 4 tháng
-1 bịch thức ăn,dùng trong khoảng 2 tháng (nếu chỉ nuôi 1 bé) gồm hỗn hợp hạt hướng dương,hạt bí,hạt ngô,bánh phô mai,hạt điều,hạt kê,...v.v...có giá từ 20>50k tùy hiệu và thành phần
-1 khay ăn 5k>10k hoặc tận dụng khay nhựa có ở nhà
-1 wheel để hams chạy tập thể dục giá tư 30>90k,có loại lên đến 200k,tùy nhãn hiệu
-1 bịch cát thơm để hams loại bỏ chất bẩn trên bộ lông và lưu lại mùi thơm,giá từ 20>40k tùy nhãn hiệu dùng được trong khoảng 3 tháng
-1 khay tắm cát từ 20>70k,hoặc bạn có thể tận dụng chén bát trong nhà
Bạn nên chuẩn bị thêm 1 ít chi phí cho việc sắm sửa đồ chơi cho hams(nhà cho bé ngủ,cầu tuột,xích đu,cầu thang...v.v...)
Nuôi hams chỉ có tốn kém giai đoạn đầu tư ban đầu,còn hàng tháng chi phí cho bé sẽ không quá cao,bù lại bạn sẽ có thêm 1 bé thú cưng cực kì đáng yêu trong nhà,biết chơi đùa và thương yêu bạn,biết làm trò để bạn hết căng thẳng

II.NHỮNG LƯU Ý KHI CHỌN MUA HAMSTER
-Nên xác định rõ giống hamster mà bạn sẽ nuôi để chuẩn bị cho phù hợp.Nếu lần đầu nuôi hams,hãy chọn loại campell,dễ nuôi,dễ gần chủ,bé nhỏ và đáng yêu
-Nên chọn những bé khoảng 2 tháng tuổi nếu bạn chưa có kinh nghiệm nuôi,việc chọn những bé quá nhỏ nếu bạn không chăm sóc tốt có thể làm chết chúng
-Nên mua hams ở những nơi đảm bảo về nguồn và chất lượng(308 VVT hams cực đẹp,đã được chích ngừa,giấy tờ nhập khẩu rõ ràng,tuy nhiên giá khá đắt).Hoặc nếu tài chính có hạn,bạn chọn được hàng rẻ ở 1 nơi khác(mua trên mạng,mua ở những cơ sở nhỏ lẻ bán linh tinh) thì nên đi cùng 1 người có kinh nghiệm để người ta chọn cho bạn bé hams khỏe và không mắc bệnh.Nếu bạn đi một mình,nên nhớ tham khảo toàn bộ những thông tin về hamster để có thể mua được bé hams tốt
-Nên đi mua hams vào buổi tối,hamster là động vật sống về đêm,bạn đi sáng hoặc trưa,đa phần chúng nằm ngủ,sẽ khó mà biết bé nào lanh lợi bé nào mệt và bệnh
-Nếu bắt buộc phải đi buổi sáng hoặc trưa,nguồn mua đảm bảo,hãy chắc rằng bé hams được che chắn cẩn thận và mang 1 mạch về nhà,không ghé lung tung,hams có thể trúng nắng>bệnh>chết
-Hãy mua chuồng cùng lúc với hams để có thể mang bé về nhà,nếu bạn có chuồng,hãy mang theo,nếu chuồng quá to(hoặc sử dụng hồ cá để nuôi) thì hãy chắc rằng bạn có 1 chiếc hộp thích hợp để mang bé về,hoặc yêu cầu người bán cung cấp hộp để chứa bé,đừng cầm bé trên tay mà chạy từ chỗ mua về,bé sẽ rất mệt>stress>quạu,phập bạn luôn
***Và quan trọng nhất,hãy hỏi người có kinh nghiệm nuôi hams để được hướng dẫn cụ thể

III.VỆ SINH CHO HAMSTER VÀ VỆ SINH CHUỒNG
-Hamster vẫn còn bản chất hoang dã tự nhiên nên nếu không thật sự cần thiết (hôi không chịu nổi)thì đừng tắm bằng nước+sữa tắm cho chúng.Nếu phải tắm,hãy chắc rằng bạn đang dùng sữa tắm dùng riêng,hoặc sữa tắm cho em bé,không để nước ngập hams,chỉ cho 1 xíu nước vào tô,chén để tắm,và không để sữa tắm rơi vào mắt bé(giống tắm em bé đó).Và nhớ lau,sấy thật khô trước khi cho em trở lại chuồng(sấy ở mức nhỏ nhất của máy,hơi ấm thôi nóng quá nó chết đấy)
-Hãy để 1 khay cát trong ***g để hàng ngày bé tự vệ sinh cho mình,loại chất bẩn và lưu lại mùi thơm trên người.Nếu bạn có thời gian và để bảo quản cát dùng được lâu hơn,hãy để khay cát ở ngoài,mỗi lúc bé dậy hãy cho bé vào khay để bé đào bới và chơi trong vài phút rồi lấy ra cho trở lại chuồng,loại bỏ phần dơ trong khay rồi đem phơi nắng lần sau dùng tiếp(dùng được trong khoảng 1 tuần>2 tuần)
-Nên để ít thức ăn trong khay,hết thì bỏ thêm vào,đừng bỏ quá nhiều,nên thay thức ăn mỗi 2 ngày
-Bình nước nên xúc rửa và thay mỗi 2 ngày,nếu cho thêm vitamin dành riêng cho hams vào nước,hãy thay nó mỗi ngày
-Nên thay mùn cưa mỗi 5>7 ngày để giữ cho chuồng và các bé hams luôn sạch sẽ thơm tho
-Nên rửa chuồng bằng nước sạch mỗi khi thay mùn cưa,hàng tháng,nên rửa bằng xà phòng có chất tẩy nhẹ,nhớ rửa thật sạch và phơi nắng thật khô trước khi cho hams trở lại chuồng

IV.THỨC ĂN CHO HAMSTER

-Hamster là loài gặm nhấm,hãy cho chúng ăn các loại hạt yêu thích của chúng(hướng dương,hạt bí,hạt lúa,hạt ngô,hạt dẻ,hạt kê....).Các loại hạt này được trộn thành hỗn hợp bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các petshop
-Nếu muốn cho chúng ăn thức ăn tươi,hãy chắc rằng chỉ cho ăn hạn chế,1 tuần vài lần và số lượng ít(súp lơ,bông cải xanh,cà rốt,dưa leo bỏ hạt bỏ vỏ,mỗi ngày 1 cánh hoa hồng...v.v...),không nên cho ăn động vật hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật trừ khi bạn có ý huấn luyện chúng trở nên hung dữ hơn,có thể phập bạn bất cứ lúc nào và ăn thịt đồng loại
-Hàng ngày bạn có thể chọn những khoảng thời gian nhất định để đút chúng ăn phô mai(loại bò cười là được rồi) việc này sẽ làm bé quen hơi bạn và bé béo mập hơn.Yên tâm là không tốn kém vì mỗi lần bé chỉ ăn 1 ít thôi,1 cục phô mai bò cười 1 bé có thể ăn trong 10 ngày,sau mỗi lần cho bé ăn,hãy bảo quản phô mai trong túi kín trước khi cho vào tủ lạnh.Bạn có thể dùng thìa nhựa đồ chơi đút cho bé,hoặc đơn giản nhất là dùng hạt hướng dương,quét phô mai để bé liếm.Bạn có thể để bé trong ***g,nhưng mình thích cầm bé lên tay,để bé gần gũi hơn
-Mỗi 2,3 tháng,bạn có thể cho bé ăn 1/4 thìa cà phê sữa chua để lông bé óng mượt hơn
-Bạn có thể cho bé uống sữa,nhưng nhớ là số lượng ít,mỗi 2 _ 3 tuần với 1/4 thìa cà phê
-Nếu ngày nào cho bé ăn thức ăn tươi,uống sữa hoặc ăn sữa chua,trong khoảng 1 tiếng sau khi bé ăn,thì hạn chế nước để bé không bị tiêu chảy.Thức ăn dành cho bé nên để nguội,không lạnh và không nóng

***Quan trọng nhất,đừng thay đổi khẩu phần ăn của bé một cách đột ngột,và nếu phát hiện loại thức ăn nào mới mà bạn muốn thử cho bé,hãy hỏi người có kinh nghiệm đi trước
Những loại rau , hạt và trái cây có thể cho Hamsters ăn :

* Cỏ linh lăng
* Táo (không hạt)
* Lê tàu (không vỏ và không hạt)
* Măng tây
* Chuối
* Rau é
* Cây , và quả mâm xôi
* Cây việt quất
* Bông cải xanh
* Cải Bruxen
* Bắp cải (không nên cho ăn nhiều)
* Carrots
* Súp lơ
* Cần tây
* Quả anh đào (bắt buộc bỏ hạt)
* Hạt dẻ
* Rau diếp xoăn
* Rau mùi
* Hạt bắp
* Đậu bắp
* Bí xanh
* Cải xoong
* Dưa leo(bỏ hạt)
* Cải xoăn - không nên cho ăn nhiều
* Chà là
* Quả sung , quả vả
* Nho
* Đậu xanh
* Đậu tây (nấu chín)
* Quả Kiwi
* Quả quất vàng
* Quả vải
* Xoài
* Cây bạc hà
* Dưa hấu
* Mướp tây
* Đu đủ
* Đào
* Lê
* Đậu Hà-lan
* Mận (bỏ hạt)
* Khoai tây (nấu chín)
* Ngải đắng , xô thơm
* Khế
* Dâu
* Mía đường (cho ăn ít)
* Khoai lang
* Bắp ngọt
* Củ cải
* Cây đại hoàng (nấu chín)

Flowers ...

Hoa là phần tinh túy xinh đẹp nhất của thực vật , ngoài ra còn tốt cho việc tiêu hóa và đảm bảo Hamsters không béo phì , ăn hoa giảm stress và tăng sự thân thiện cho bé Hammie . Vậy những loài hoa nào thì các bé có thể hấp thu được ?

* Hoa cải gió
* Hoa cúc tây
* Hoa và lá mâm xôi
* Cỏ ba lá
* Hoa ngô đồng
* Hoa và lá bồ công anh
* Cây chút chít
* Hoa cúc bạc
* Lá táo gai
* Hoa cẩm quỳ
* Hoa cúc vạn thọ
* Hoa sen cạn
* Hoa trúc đào
* Hoa xô đỏ
* Hoa hồng
* Hoa đậu ngọt
* Hoa quế trúc
* Hoa cúc dại
* Cỏ non
* Cây đậu tằm

And Other ...

Đa dạng và hoàn toàn có thể thoả mãn những yêu cầu sức khoẻ cho các bé Hams cũng như tham vọng làm bé "đẹp tuệt vời" của các chủ nhân nhưng ... phải cẩn thận đấy nhé vì một vài trong số chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ hoặc làm Hamsters phát sinh "tật xấu" khi cung cấp quá nhìu .

* Quả đầu
* Quả hạnh
* Bánh quy
* Khoai sọ , khoai mỡ (nấu chín)
* Bánh mì
* Ngũ cốc điểm tâm (của người)
* Bánh ngọt (không đường , kem , socola)
* Quả hạnh đào
* Phô mai
* Dừa
* Bánh quy cho chó
* Trứng
* Đậu phộng
* Mận khô
* Nho khô
* Hạt hướng dương
* Bánh mì nướng 

Các bệnh thường thấy ở Hams:

-Cảm lạnh:

Rất dễ nhận tháy nhờ 1 số biểu hiện:không hoạt động như trc và tai cụp ra sau.Mũi hamster cũng có thể bị phồng to,thân thể gầy gò đi,có thể nghe thấy tiếng khụt khịt và hắt hơi. Cần nhánh chóng tiệt trùng lồng,máng ăn và tất cả các dụng cụ khác.Nền phải đc sấy khô và tránh lồng ở những nơi ẩm ướt.Tăng cường thức ăn lành mạnh cùng với dầu cá (có nói là cá moury,nhưng chắc cá là đc ).Để tránh hamster bị cảm lạnh,bạn không nên cầm hamster lúc bạn bị cảm lạnh.
-Đuôi ướt :
Đây là 1 bệnh có vi khuẩn rất dễ truyền nhiễm khiến hamster tiêu chảy rất mạnh và ,trong nhiều trường hợp, chết.Stress là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này (và cũng đây cũng là nguyên do tại sao các chú hamster nhỏ khi qua nhà mới thường bị bệnh này),1 chế độ ăn hoàn toàn khác biệt thay đổi đột ngột,nơi sinh sống nhiều đông đúc và nơi ở thiếu vệ sinh.Khi phát hiện đuôi hamster bị ướt cần nhanh chóng đưa ngay tới bác sĩ thú y.

-Tiêu chảy:

không đáng lo như bệnh đuôi ướt nhưng sẽ gây bừa bãi lộn xộn cho lồng hamster.Thường nguyên nhân chính là do ăn quá nhiều thực phẩm và hoa quả hoặc thức ăn hư hỏng.Khá dễ nhận ra :dạ dày khó chịu,... và nhìn chất thải . Nên ngừng cung cấp rau và trái cây trong 1-2 ngày,nếu vẫn còn thì nên đưa đi bác sĩ.

-Táo bón:

Bệnh đuôi ướt cũng có thể bao gồm cả táo bón.Nguyên nhân đối với hamster lớn và nhỏ thường là tỷ lệ đồ ăn khô và nước mà chúng nhận.Ở hamster nhỏ,chúng cần loại đồ ăn vỡ ra trong dạy dày do dạ dày chưa đủ độ ẩm. Hamster sơ sinh có thể chữa đc = cách cho sữa và nước ép rau.Ở hamster trưởng thành nguyên nhân cũng tương tự,hamster mắc bệnh sẽ trông tiều tụy nếu cho ăn thức ăn khô nhưng lại không đủ nước.Vậy nên nước tinh khiết luôn phải có cho hamster,ngoài ra nên cho ăn cà rốt (kể cả phần trên) và rau có lá.

-Ghẻ :

Nếu hamster thường xuyên lắc đầu,gãi tai,rụng lông và có 1 bề ngoài thảm hại,hãy kiểm tra côn trùng ký sinh (chấy,bọ chét,...).Khi bị ghẻ,hamster sẽ xuất hiện các vết cắn màu xám nổi lên trên tai,mũi và bộ phận sinh dục.Cần phải có thuốc tắm đặt trị cho hamster.Tiệt trùng kỹ lồng và thay nền mới.Rửa tay kỹ sau khi ôm hamster.

-Bọ chét và chấy:

Những sinh vật này có thể chuyển từ mèo,chuột và chó lên hamster của bạn.Cần mua các sữa tắm đặc trị dành cho hamster,tránh mua các loại dành cho thú khác vì có thể sẽ có thàng phần hóa học hại cho hamster.Thay nền ngay lập túc trc khi bọ chét và chấy rận đẻ trứng,chắc chắc là sau đ1o trong chuồng không còn dù chỉ 1 con.

-Chảy nước mắt:

Nước mắt xuất hiện khi bộ phận dưới má của hamster có vấn đề.Đồ ăn có thể bị mắc lại vai hamster.Rửa sạch ghèn = nước với kiêm tiêm hoặc chai thu6o1 nhỏ mắt không.Để thức ăn mềm trong đĩa riêng,tránh cho thừa mứa khiền hamster tích trữ ghèn.

-Bướu:

Bướu to nổi trên thân thể có thể là do ung thư bướu.Cần đưa tới bác sĩ thú y,

-Mất cảm giác:

Bệnh duy nhất dễ dàng phòng ngừa.Xuất hiện khi hamster thiếu thể dục,trong tình trạng đó hamster dành phần lớn thời gian cuộn mình lại và không nhấc đầu lên nổi. Hãy cho 1 chuồng rộng rãi,có vòng chạy và 1 số dụng cụ khác cho hamster.
1 loại mất cảm giác nữa bị gậy ra do chấn thương xương hoặc thiếu hụt vitamin D.Dấu hiệu đầu tiên là sự cứng đờ các móng,dẫn tới không thể di chuyển = 2 chi trc,và từ từ hamster qua đời.CHo hamster lúa mì và dầu lúa mì.Cần phải đưa tới bác sĩ thú y nếu bị bệnh.

1. Chứng dị ứng: hamster có thể bị dị ứng với mùn cưa gỗ thông, 1 số thức ăn, khói thuốc... Bệnh này chủ yếu là do di truyền từ đời này qua đời khác. Những biểu hiện như hắt hơi, cào cấu, chảy nước mắt, chân phồng rộp, thở khò khè, những điểm trắng xung quanh mắt, tai sau là những biểu hiện của bệnh này. Bỏ những thứ mới dc cho vào ra khỏi lồng, chuồng của hams và theo dõi biểu hiên. Nếu sau vài ngày, không có biểu hiện gì mới, nhiều khả năng đó là nguyên nhân của bênh. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y về việc này.

2. ung thư hoặc u bướu: Cả ung thư và u bướu ( bên trong hoặc ngoài cơ thể) đều có thể phát triển. Những khối u ngoài có thể dễ dàng dc phát hiện bởi những chỗ sưng to phát triển rất nhanh. Những khối u như vậy có thể loại bỏ dc bởi các bác sỹ thú y. Ngược lại, khối u trong cơ thể rất khó phát hiện trong thời kì đầu để dc can thiệp kịp thời. Chiệu trứng là sút cân và dần dần yếu lả đi.

3. Chứng mất cảm giác của cơ thể: hams có thể bị mất cảm giác 1 chân đến nửa người (kéo lê chân) nếu diện tích sống quá eo hep, và không có đủ bài tập vận động cho nó. Để chữa trị, bạn nên thay bằng 1 cái lồng lớn hơn với đầy đủ bài tập cho nó! Thiếu vitamin D&E cũng là 1 nguyên nhân của bệnh này .

4. Ăn thịt đồng loại: Con mẹ sẽ ănthịt con non nó yếu nhất nếu không có đủ thức ăn==> sữa cho lũ con của nó. Bạn nên cho con mẹ ăn đầy đủ, nếu không nó sẽ tiếp tục giết con non của nó. Hoặc trường hợp thứ 2 là bạn cho 2 con hams trưởng thành vào cùng 1 chuồng===> nó đánh nhau. Khi 1 con chết, con kia sẽ ăn thịt xác của kẻ thua cuộc. Lời khuyên là bạn không để 2 con trưởng thành vào 1 lồng nếu nó không hợp nhau, đặc biệt là Syrian!

5. Bệnh đục nhân mắt: Bình thường, bệnh này suất hiện ở người lớn tuổi và màng mắt trông trắng đục! Đôi khi đó cũng là triệu trứng của bệnh đái đường. Bệnh này cũng là bệnh do di truyền và không có cơ hội chữa khỏi. Khi hams nhìn kém, hãy đi quanh lồng để nó thấy bạn và đừng thay đổi sư sắp xếp của đồ vật nha!

6. cảm cúm: con người có thể truyền virus cảm cúm qua hams. Hams bị cảm có thể nhanh chóng chuyển qua giai đoạn viêm phổi và die! Triệu chứng gồm có hắt hơi, mắt có thể chảy nc, mũi khụt khịt và thân nhiệt cao==> bình thường dẫn đến tình trạng hôn mê, ngủ lịm đi. Cho hams uống kháng sinh và phải giữ ấm cho hams là những điều cần thiết nhất. Có 1 cách chữa khá hiệu quả từ xưa của người Anh là sữa ấm, nước hòa với 1 chút mật ong. Nếu sau 2 ngày, bệnh vẫn không có tiến triển, hãy mang đến bác sĩ thú y. Sút cân, người run lẩy bẩy, răng va lập cập và viêm màng kết sẽ dẫn tới viêm phổi. Lúc này cần dùng kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.

7. Táo bón: Do đường ruột bị tắc bởi những thứ lót lồng không hợp lý hoặc thiếu nước gây nên. không luyện tập, chế độ ăn nghèo nàn và sinh nở ====> táo bón nốt! 1 nguyên nhân bẩm sinh là do dạ dầy nhỏ. Triệu chứng là bụng phìng ra, có thể bị sa ruột! Đến giai đoạn này thì cho đến ngay bác sĩ thú y( hams kid die vì nó đây, tại sao HN không có petcare =.=! why?)

8. Sâu răng: Đồ ngọt, chế độ ăn có quá nhìu carbonhydrates hoặc acid làm mục răng của hamster===> răng có vấn đề nặng. Có thể nhận ra bởi sụ ja tăng đột ngột của nước miếng, mặt sưng lên và chán ăn. Cho hams đến bác sĩ để nhổ răng

9. Đái đường: Những giống campell dễ bị bệnh này nhất, nó có khả năng biến thành 1 bệnh di truyền từ mẹ sang con. Lứa tuổi hay bệnh là từ 7-9 tháng tuổi, gây ra bởi chế độ ăn không hợp lý, lồng quá bẩn và stress. Bị bệnh này, hams uống nc và đi WC liên tục và có thể run lẩy bẩy, thân nhiệt bị hạ thấp===> hôn mê. Hãy liên hệ bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Mặc dù không thể chữa bệnh 1 cách triệt để, có thể cải thiện tình hình bằng cách vải thiện đời sống cho nó( dùng đường cho người bị bệnh này nhá), hoa quả tươi cũng rất tốt cho nó.

10. ỉa chảy(diarrhea): Rất nhiều bạn nhầm ỉa chảy với wet tail. Thật ra ỉa chảy chỉ là 1 triệu chứng của bệnh này( nặng á). Ỉa chảy là kết quả của việc ăn quá nhiều hoa quả tươi, thay đổi đột ngột chế độ ăn hoặc rửa bình nước bằng tảo xanh. Bạn có thể phát hiện ra bệnh này nếu phân của hams có màu sáng hơn bình thường, bụng hơi ướt và bị bẩn. Loại bỏ hết trái cây tươi, cho ăn các loại thức ăn khô( các loại hạt như hướng dương, kê...), bánh mì nướng và nhiều nước. Nếu triệu chứng giảm sau 3-4 ngày, có thể bắt đầu cho ăn lại hoa quả tươi. Nặng hơn===> petcare.

11. không đẻ dc: 1 tình trạng nghiêm trọng khi con mẹ không sinh con dc. Bị bệnh này khi con mẹ quá béo, hoặc thai quá to, con mẹ sẽ ngất lịm đi, âm đạo chảy máu. Nên đưa đi petcare để có thể kịp thời cứu mẹ-con.

12. Nhiễm trùng tai: Triệu chứng gồm có mất cân bằng, hay nghiêng tai. Đừng lo quá, sau vài ngày dùng kháng sinh dưới sự chỉ đạo của bác sĩ, hams sẽ ổn thôi.

13. Nhiễm kí sinh trùng Sán dây: thường không có triệu chứng. Sút cân và là nguyên nhân của bệnh ỉa chảy. Ai để lồng bẩn là làm hams bị nhá. Nhớ thay mùn cưa, đồ ăn uống thường xuyên.

14. Mắt sa xuống: Kết quả của những cuộc chiến. Sau 5-7 ngày dùng thuốc kháng sinh===> ngon lành ngay( chỉ dẫn của bác sĩ)

15. Bọ chét: từ chó-mèo truyền sang. Bắt chấy cho hams+ tiệt trùng mọi thứ nhá.

16. Tăng nhãn áp(di truyền): mắt sưng phồng, làm gia tăng áp lực lên mắt. Trường hợp này là loại bỏ con mắt đấy thôi!

17. Rụng lông: 1- do yếu tố cơ tự nhiên, thận hoạt động kém dẫn đến rụng lông. 2- do trầy xước khi chạy, do thứ lót cọ xát, chế độ ăn thiếu protein hoặc quá nhìu đồ ăn khô. Tăng hoa quả tươi lên nhá. Chữa trị bằng 1-2 giọt dầu cá hàng ngày hoặc nghiền nát hoa bia cho chúng ăn.

18. Đột quỵ: Khi nhiệt độ lên mức cực đỉnh ( cái này ở VN rất nhiều! ), hams không thể điều hòa thân nhiệt và có thể bước vào những giấc ngủ sâu! Ban đầu, hams sẽ chảy mồ hôi và lông bết lại.Ở mức độ nặng, hams sẽ trở nên cứng ngắt, nằm bẹp 1 chỗ, throng không có sự sống. Đến lúc tắm cho hams rồi^^ Bạn để hams ở chỗ râm mát sau khi tắm nhé!



19. Chân bị tật: Đây là bệnh di truyền từ mẹ sang con có thể xuất hiện ở những con Syrian 6 tháng tuổi. Bệnh không thể chữa và đừng cho con này sinh sản, nếu không con non cũng sẽ bị bệnh! Những nguyên nhân khác có thể là rơi ngã, táo bón, dystocia(?, tìm mãi mà cũng chịu không biết là bệnh gì!) Cầu cứu bác sĩ thú y đi!

20. Vô sinh: Béo phì là nguyên nhân hàng đầu của bệnh này. Thông thường, khi dc giảm béo, chúng sẽ lại sinh sản bình thường! Hãy loại bỏ đồ ngọt, giảm khẩu phần ăn và từ từ cho chúng ăn cà rốt+ cần tây. Để sinh sản dễ dàng, hãy cho con đực nhìu kinh nghiệm love con cái, con đực sẽ vô sinh nếu love quá nhiều. Nên để con đực love con cái 1 lần/ tuần thôi và nghỉ 1 tuần 1 tháng. ( nói thật, bài này là đểu nhất trong những bệnh kid dịch )

21. bệnh lồng ruột: đây là biến chứng nặnh của wet tail, tiêu chảy hoặc ăn quá nhiều rau quả nhuận tràng( bồ công anh, cúc bạc, rau diếp...) Triệu chứng gồm có đại tiện ra máu, bụng cứng ngắt, thỉnh thoảng ruột sa xuống qua hậu môn. Phẫu thuật là điều cuối cung bạn có thể làm, mặc dù tỉ lệ thành công chỉ có 5%

22. Bệnh lở ghẻ: Bệnh da liễu cực kì dễ lây gây ra bởi bọ chét. Triệu chứng gồm có gãi liên tục, da dễ bong ra từng mảng 1, có thể rụng lông và có vảy ở mũi, mắt và bộ phận sinh dục. Vì rất dễ lây, nên cần tách riêng với người và các con pets khác! Trường hợp nặng là vô sinh. Vệ sinh thật kĩ tất cả đồ vật hams đã đụng vào và rửa tay bằng xà fong' sau khi chạm. Đưa đến bác sĩ ngay!

23. u nang buồng trứng: u nang thông thường nhiễm phải những con cái chưa bao h sinh sản. Triệu chứng gồm bụng sưng phồng lên và âm đạo gỉ máu===> bác sĩ thú y liền nhá.

24. Bệnh ecpect mảng tròn( nấm da): Lại 1 bệnh rất dễ lây do da bị nhiễm trùng! Cái này thì rụng lông và vảy khắp người! Có nguy cơ bị nhất nếu dùng lồng nhựa. Luôn luôn mang găng tay khi bế 1 con bị bệnh này. Tiệt trùng lồng và làm thông thoáng lồng. Mang đến bác sĩ chữa.

25. Co giật: Thường thì hams bị trạng thái shock sau những cú ngã chết người! Triệu chứng gồm có run lẩy bẩy, trông không có sự sống và hơi thở nặng nề. Xoa bóp hams 1 cách nhẹ nhàng để tăng cường việc lưu thông máu, đặt hams lại lồng và để vào 1 chỗ tối cho hams nghỉ ngơi. Sau 1 h mà vẫn không có tiến triển thì nên cho đi bác sĩ thú y.

26. Đột quỵ: Hầu hết là những hams lớn tuổi bị trường hợp này (như người á) Nhưng bệnh trở nên đặc biệt nguy hiểm nếu như những con còn trẻ bị! Triệu chứng gồm có mệt mỏi, suy sụp sau khi hoạt động mạnh ( leo trèo, chạy bánh quay...) Hams sẽ chạy ra 1 góc lồng, mất thăng bằng và thỉnh thoảng nghiêng đầu. Hãy đặt chuồng hams vào chỗ yên tĩnh, ấm áp. Khi nó hồi phục, hãy bón cho nó thức ăn và nước( sau đó không cho bánh quay vào lồng nhá)
27. Wet tail( viêm ruột hồi cấp tính): không thể chối cãi rằng wet tail là 1 trong những bệnh nguy hiểm nhất của hamster. Nguyên nhân chủ yếu gồm có stress do thôi cho bú, thay đổi môi trường sống đột ngột, suy dinh dưỡng, lồng bẩn và quá đông đúc. Bệnh từng được quy vào " bệnh tàu thuyền" do dùng những lồng không tương xứng, quá đông đúc để vận chuyển hams+ việc qua nhiều môi trường sống khác nhau khiến hams non bị stress tột độ! Wet tail, thật ra là những dạng xấu nhất của ỉa chảy và có thể giết chết hams trong vòng hai ngày bởi mất quá nhiều nước! Hams thường ngủ lịm đi và cuộn cong người lại. Trường hợp xấu nhất là ruột, trực tràng bị xa xuống. Phải liên lạc ngay với bác sĩ thú y ngay từ những biểu hiện đầu tiên của bệnh. Phải để hams trong 1 môi trường thật sạch sẽ, ấm áp và thật thông gió. Vì mất nước là nguyên nhân chính gây ra cái chết cho hams nên phải cho hams thật nhìu thực phẩm lỏng+ uống rất nhiều nước. Trong trường hợp bất khả kháng, bạn có thể cho hams uống 1 chút thuốc chống ỉa chảy, loại không mùi để hạn chế tình trạng mất nước này. Mọi thứ đồ ăn nên dc bỏ ra trong 24 h đầu, cho hams uống nước thôi, Vitamin B có thể giúp bạn rất nhìu trong hoàn cảnh này. Khi phát hiện hams bị wet tail, lập tức cách ly bởi đây là 1 bệnh dễ lây. Các loại mùn cưa lót lồng nên dc thay thế hàng ngày. Nhớ vệ sinh mọi thứ mà hams bệnh đã nhiễm phải!
Đọc tiếp

Xem nhiều nhất

Copyright © Blog Yêu Hamster | Kinh Nghiệm Nuôi Chuột Hamster | Chăm Sóc Hamster
YeuHamster.Blogspot.Com - Blog giành cho những người yêu thú cưng đặc biệt là Hamster, là trang web tổng hợp về những kinh nghiệm nuôi hams, chăm sóc hams đúng cách, phòng tránh và chữa bệnh cho hamster chính xác nhất
Mọi thông tin lấy từ blog vui lòng ghi rõ nguồn. Nếu có ý kiến và thắc mắc gì vui lòng liên hệ ngay.
Design by Linhsail - Facebook: Ảo, Email: Linhsail06@gmail.com, Yahoo: Vedau_mekiep